Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Ngân hàng đã bắt đầu “lăn” vào doanh nghiệp

Trước con số doanh nghiệp phá sản, giải thể... ngày một tăng, nhiều ngân hàng bắt đầu tung các gói tín dụng ra thị trường. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                         <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
Trong đó, một vài ngân hàng ngoài việc bám sát doanh nghiệp hơn đã bước đầu cho vay theo phưong pháp quản lý dòng tiền.

Tung vốn giá rẻ

Trong các gói vốn tung ra lần này, có cả hiện diện của ngân hàng nước ngoài bên cạnh các ngân hàng thương mại trong nước, mà đầu tiên là ANZ.

Theo đó, từ 1/6, ANZ đưa ra gói lãi suất cho vay mua nhà, sửa nhà, vay thế chấp khác với lãi suất 13,65%/năm, kỳ thay đổi lãi suất 1 tháng; 14,05%/năm với kỳ thay đổi lãi suất 3 tháng và lãi suất 14,52%/năm kỳ thay đổi lãi suất 6 tháng.

Cùng thời gian trên kéo dài đến 2/9, ABBank triển khai một chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi 14,5%/năm đối với nhóm sản phẩm cho vay kinh doanh, bao gồm: cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay bổ sung vốn lưu động.

Còn đối với nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng có thế chấp được áp dụng mức lãi suất ưu đãi 15,5%/năm với cho vay mua/xây sửa nhà; 17% đối với cho vay mua ô tô, du học, tiêu dùng có thế chấp.

Thêm một ngân hàng khác là LienVietPostBank dành gói vốn 500 tỷ đồng trong chương trình “60 ngày tiếp sức cùng doanh nghiệp”, lãi suất tối thiểu ở mức 13,5%/năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu tiên vay vốn ngân hàng. Riêng đối với khách hàng cá nhân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sẽ được hưởng lãi suất cho vay tối thiểu 12%/năm với khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng và 12,5%/năm với khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng 200 triệu đồng.

Đặc biệt, trong tuần đầu tiên của tháng 6, “ông lớn” Agribank dành tới 10 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi 12%/năm với khách hàng xuất khẩu.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank cho biết, gói vốn trên chỉ cho vay đối với khách hàng có quan hệ thanh toán, xuất khẩu, bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu ngoại tệ với số lượng tương đương số tiền vay; thời hạn vay 6 tháng.

Ngay sau khi ban hành quyết định này, Hội đồng Thành viên Agribank đã chỉ đạo giám đốc sở giao dịch, chi nhánh loại 1 và 2 tổ chức thống kê khách hàng xuất khẩu trên địa bàn, phân công cán bộ tiếp cận và thông báo chủ trương đến khách hàng để nắm bắt nhu cầu, thoả thuận hạn mức vay.

Tính đến 25/5/2012, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt gần 304 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 70% dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng này. Trong đó, tổng dư nợ cho vay đối với các ngành gồm cà phê, thủy sản, lương thực, tiêu, điều, cao su, chè, chăn nuôi là 107.046 tỷ đồng.

So với đầu năm, dư nợ tăng trưởng lớn nhất là ngành chăn nuôi tăng 3.998 tỷ đồng tương ứng tăng 8,46%, thủy sản tăng 1.350 tỷ đồng tương ứng tăng 6,58%.
Ngân hàng Habubank

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét