Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

“Luật chơi” khắc nghiệt trên thị trường liên ngân hàng

Lòng tin đã không còn là tài sản đảm bảo trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam đúng như bản chất vốn có của nó. 

 
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>


Về bản chất, thị trường liên ngân hàng là nơi để các ngân hàng hỗ trợ, chia sẻ nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn. Các ngân hàng giao dịch với nhau chủ yếu dựa trên lòng tin. Thế nhưng, hiện thị trường liên ngân hàng Việt Nam hoạt động không phải như vậy.


Thực hư lãi suất liên ngân hàng

Thời gian gần đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm khá mạnh. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), trong tuần từ 23 đến 27/7/2012, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 115.026 tỷ đồng, bình quân khoảng 23.005 tỷ đồng/ngày. Các giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, khi doanh số giao dịch kỳ hạn này đạt khoảng 77.730 tỷ đồng, tương đương 68% tổng doanh số giao dịch bằng VND.


Lãi suất giao dịch bình quân giảm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống và kỳ hạn 6 tháng; trong đó, kỳ hạn 1 tháng giảm nhẹ, các kỳ hạn còn lại có mức giảm từ 0,81% (kỳ hạn 6 tháng) đến 1,64% (kỳ hạn qua đêm). Các kỳ hạn 2 tháng, 3 tháng và 12 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng, với các mức tăng từ 0,13% đến 0,57%; riêng kỳ hạn 9 tháng và trên 12 tháng có các mức tăng lần lượt là 1,16% và 2,67%, tuy nhiên, các giao dịch VND trên 12 tháng phát sinh không đáng kể.


Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm chủ yếu do thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, khi huy động vốn vẫn tăng trưởng khá tốt, song tín dụng tăng rất yếu.

“Điều đó không sai, nhưng chưa đủ”, phó tổng giám đốc phụ trách tiền tệ và thị trường vốn một NHTM cho biết. “Hiện các giao dịch vốn trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu diễn ra giữa các ngân hàng trong nhóm G12. Các ngân hàng này đều đang trong tình trạng dư thừa vốn, nên lãi suất giảm là điều tất yếu. Còn những ngân hàng nhỏ, dù có gặp khó khăn về thanh khoản cũng không thể vay được vốn trên thị trường này nếu không có tài sản đảm bảo”.


Điều đó cho thấy, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không phản ánh đúng thực chất vấn đề thanh khoản hiện nay của hệ thống ngân hàng. Thực tế, dù lãi suất liên ngân hàng giảm, lãi suất huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế vẫn khá cao và các ngân hàng vẫn liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi huy động vốn với giá trị khuyến mãi ngày càng tăng.


Đi tìm nguyên nhân

Phó tổng giám đốc phụ trách khối nguồn vốn và kinh doanh vốn của một NHTM có thế mạnh về nguồn vốn chia sẻ, thông thường, từ đầu năm, Ban Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng của ông sẽ đánh giá từng ngân hàng dự kiến có quan hệ trên liên ngân hàng thông qua các tiêu chuẩn khá cao như chỉ số tài chính, thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu… để đưa ra những nhận định, chẳng hạn như, ngân hàng A có thể an tâm cho vay 10 tỷ VND thời hạn tối đa 1 tháng... Sau đó, khi ngân hàng A có nhu cầu vay tiền, nhân viên giao dịch chỉ cần dựa trên hạn mức đã được phép để giao dịch. Sau khi thống nhất được lãi suất, giá trị cũng như thời hạn khoản vốn, hợp đồng tiền gửi được ký kết và thực thi.


“Trước khi những khó khăn trong nền kinh tế xảy ra, chưa bao giờ xuất hiện các khoản nợ khó đòi trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, có những ngân hàng vay tiền trên liên ngân hàng, khi đến hạn, lại không xoay kịp tiền trả, liên tục khất nợ, xin gia hạn. Đó là điều bất thường trên thị trường liên ngân hàng và dẫn đến một tình trạng không bình thường trong giao dịch liên ngân hàng là những ngân hàng nhỏ và yếu khó có thể vay trên liên ngân hàng nếu không có tài sản thế chấp”, vị phó tổng giám đốc nói trên cho biết.


Do số liệu cụ thể khoản vay không được công bố, nên chưa bao giờ các khoản vay bị khất nợ, gia hạn nằm trong tỷ lệ nợ xấu được các ngân hàng chính thức công bố.


“Thông tin không chính thức cho biết, cộng theo giá trị tuyệt đối của từng ngân hàng, nợ lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hiện vào khoảng 40.000 - 50.000 tỷ đồng, nhưng có thể khoản nợ xấu chính xác không lớn”, vị phó tổng giám đốc nói.


Tuy nhiên, dù với nguyên nhân nào đi nữa, việc ách tắc trên thị trường liên ngân hàng cũng gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân hệ thống ngân hàng và rộng hơn là cả nền kinh tế.


Giải pháp khơi thông ách tắc

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo phụ trách nguồn vốn một ngân hàng lớn cho biết, vay mượn liên ngân hàng là dựa trên niềm tin, một khi anh sai hẹn, anh sẽ bị tẩy chay. “Luật chơi khắc nghiệt, nhưng phải tuân thủ”, vị lãnh đạo này nói.


Một chuyên gia kinh tế phân tích, việc các ngân hàng nhỏ bị “gạt” ra khỏi thị trường liên ngân hàng sẽ gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng này. Do yếu về thương hiệu, mạng lưới, nên các ngân hàng nhỏ thường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Cộng với trình độ quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng này cũng rất cao. Nay, cửa cứu nguy thanh khoản là thị trường liên ngân hàng bị bít lại sẽ gây nguy hiểm cho các ngân hàng nhỏ. Cùng đường, họ buộc phải “sống chết” huy động vốn trên thị trường dân cư, kể cả lách luật thông qua các chương trình khuyến mại, thỏa thuận ngầm lãi suất với khách hàng.


Thực tế này chẳng những khiến hoạt động ngân hàng trở nên kém minh bạch, bất ổn hệ thống cũng vì thế gia tăng; mà còn cản trở lộ trình giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Bởi vậy, cần nhanh chóng khơi thông những ách tắc này.


Vị chuyên gia trên cho rằng, cho vay trên liên ngân hàng ách tắc dẫn đến “mạch máu” trong hệ thống ngân hàng không liên thông thì rất nguy hiểm. Câu chuyện này cũng đã từng xảy ra khi một số ngân hàng dư tiền rất lớn mà không cho vay ra hoặc cho vay với lãi suất cao ngất, trong khi có một số ngân hàng thiếu tiền trầm trọng, nhưng không thể tiếp cận được nguồn này.


Song vấn đề là bằng cách nào? TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhìn nhận, hiện nợ xấu trên liên ngân hàng có tài sản thế chấp, nhưng việc giải quyết chưa được “bật đèn xanh”.


Đồng quan điểm này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời điểm hiện nay, NHNN cần đứng ra cầm trịch, làm trọng tài để duy trì hoạt động trên thị trường liên ngân hàng. Với những ngân hàng quá yếu, NHNN có thể khoanh vùng và có biện pháp mạnh tay để xử lý.


“Nên chăng, NHNN không cần thiết phải đưa ra nhiều quy định mà chỉ cần có cơ chế để xử lý những ngân hàng nào thiếu tính kỷ luật. Thị trường liên ngân hàng thường không có luật định, mà hoạt động chủ yếu dựa trên niềm tin với nhau và cũng nên để thị trường tồn tại theo phương thức như vậy”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Động lực mua USD của nền kinh tế quá rõ ràng!

 
Tỷ giá USD/VND có dấu hiệu tăng, TS. Lê Trung Thành - Phó trưởng Khoa Tài chính - Ngân hàng (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), nhận định: “Xu hướng này còn tiếp diễn, nếu nợ xấu và thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) không được cải thiện nhanh”.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

*Trong tháng 7, tỷ giá USD với VNĐ có dấu hiệu tăng. Theo ông, nguyên nhân tình trạng này là do đâu?

- Dấu hiệu tăng tỷ giá USD/VND đã xuất hiện từ quý II/2012, đáng kể nhất là từ tháng 6/2012. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng sự tăng tỷ giá này là nhẹ và vẫn trong xu hướng ổn định, không tăng đột biến như nửa đầu năm 2011.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do xu hướng giảm mạnh lãi suất VND từ tháng 6/2012, trong khi lãi suất USD hầu như không thay đổi, dẫn đến trạng thái nắm giữ các đồng tiền của các tổ chức tín dụng thay đổi và rõ ràng là USD tăng tính hấp dẫn.

Sự hấp dẫn của USD so với VND còn là động lực để các doanh nghiệp tăng mua vào USD, dẫn đến cầu về USD tăng lên.

Cầu USD tăng còn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng mua dự trữ ngoại tệ. Nửa đầu năm 2012, NHNN đã tăng dự trữ ngoại tệ từ khoảng hơn 10 tỷ USD lên khoảng 20 tỷ USD.

Mặc dù nền kinh tế vẫn hết sức khó khăn nhưng với chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và bơm tiền qua thị trường mở (OMO) từ nay đến cuối năm thì động lực mua USD của nền kinh tế là quá rõ ràng.

Cán cân thương mại tính từ đầu năm 2012 dù chỉ thâm hụt nhẹ nhưng nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất và xuất khẩu 6 tháng cuối năm dự báo sẽ tăng, điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp có động thái mua ngoại tệ để đón đầu.

* Những tín hiệu tích cực đối với cán cân thương mại và diễn biến mức độ lạm phát hiện nay có đủ để giữ tỷ giá ở mức ổn định?

- Nếu chỉ nhìn vào 2 chỉ số là thâm hụt cán cân thương mại (6 tháng: thâm hụt 0,68 tỷ USD) và lạm phát (chỉ số CPI tháng 6 là - 0,26%, tháng 7 là - 0,29%, tính từ đầu năm đến tháng 7 là 2,22%) thì không đáng lo ngại về bất ổn tỷ giá.

Mặt khác, với lượng dự trữ ngoại tệ khoảng 20 tỷ USD thì NHNN hoàn toàn có khả năng can thiệp để ổn định thị trường. Tuy nhiên, với các nguyên nhân như tôi đã phân tích ở trên, sức ép lên tỷ giá là không nhỏ.

Để có cái nhìn toàn diện, cần nói thêm rằng, một yếu tố hạn chế tỷ giá tăng trong thời gian qua là nợ xấu cao và tính thanh khoản thấp của các NHTM khiến cho lãi suất VND liên ngân hàng cao dù cho tất cả các lãi suất huy động và cho vay đều giảm, điều này buộc các NHTM phải hạn chế mua vào USD, thậm chí một số NHTM còn bán ra USD. Xu hướng này vẫn còn tiếp diễn nếu nợ xấu và thanh khoản của các NHTM không được cải thiện nhanh.

* Vậy, ông dự báo thế nào về tỷ giá những tháng cuối năm?

- Tỷ giá chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Xem xét những yếu tố từ thị trường quốc tế, khả năng đầu cơ USD từ các thị trường tài chính là khó xảy ra, kinh tế Mỹ năm 2012 cũng không thể có tăng trưởng đột biến với tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng tăng trở lại hiện nay và cuộc chạy đua tranh cử chức tổng thống đang đến hồi kết. Vì vậy, tỷ giá USD/VND trong 6 tháng cuối năm có thể loại trừ các yếu tố tác động từ bên ngoài.

Với những yếu tố trong nước chủ đạo tác động đến cầu ngoại tệ, nhất là lạm phát sẽ còn thấp do NHNN chắc chắn sẽ không thể bơm mạnh tiền cho một nền kinh tế hiện đang “ốm yếu”, chưa có khả năng hấp thụ vốn, tôi cho rằng tỷ giá USD sẽ chỉ tăng nhẹ trong một xu hướng ổn định.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Ngân hàng đang đẩy mạnh gom vàng?

 
Thị trường liên tiếp xuất hiện thông tin một số ngân hàng thương mại đột ngột tăng lãi suất để gom vàng, bán ra để kiếm lời.

                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>


Trong cuộc gọi tới phóng viên, ông Đào Hồng Châu, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng cần thông tin rõ hơn để tránh gây hiểu nhầm trên thị trường.

Theo những thông tin đó, những ngày gần đây một số ngân hàng như Eximbank, ACB… đột ngột tăng lãi suất huy động vàng, đẩy mạnh gom vàng với động cơ bán ra kiếm lời, chờ sau này giá vàng giảm sẽ mua vào để trả lại trạng thái.

Ông Châu cho rằng thông tin trên là không chính xác và có thể gây hiểu lầm. Bởi thực tế biểu lãi suất huy động vàng của Eximbank và một số ngân hàng khác chỉ có giảm trong những tháng qua, đặc biệt là trong hai tháng gần đây, mà không hề tăng.

Cụ thể, cuối tháng 4 đầu tháng 5/2012, lãi suất chứng chỉ huy động vàng của Eximbank và ACB cao nhất (bao gồm cả lãi suất thưởng) là từ 2,5 - 3%/năm. Tuy nhiên, từ giữa tháng 5/2012 đến nay, lãi suất này liên tục giảm mạnh và qua lần điều chỉnh gần nhất chỉ còn 0,8%/năm.

“Qua các lần điều chỉnh từ giữa tháng 5 lãi suất huy động vàng cho đến nay chưa có một lần nào tăng. Cho nên một số thông tin nêu rằng Eximbank và một số ngân hàng lớn tăng lãi suất để gom vàng là không chính xác”, ông Châu nói.

Tại ACB, từ tháng 4/2012 đến nay, lãi suất chứng chỉ huy động vàng đã có 5 lần giảm liên tiếp cũng như bỏ cơ chế thưởng lãi suất. Ở biểu lãi suất mới thay đổi gần nhất, từ ngày 18/7, thậm chí ngoài việc tiếp tục giảm mức cao nhất từ 1%/năm xuống còn 0,8%/năm, ngân hàng này còn bỏ hẳn các kỳ hạn dài là 6, 9 và 11 tháng, chỉ còn giữ lại 3 kỳ hạn ngắn là 1, 2 và 3 tháng.

Hay tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), sau khi trở lại huy động vàng đầu tháng 5/2012 với lãi suất từ 2 - 3,5%/năm ở các kỳ hạn từ 1 - 6 tháng, thì ở biểu mới nhất ngày 14/7 lãi suất chỉ còn 0,5% và kỳ hạn chỉ còn 1, 2 và 3 tháng.

Việc giảm nhanh lãi suất và rút hẳn các kỳ hạn như vậy được giải thích là để chủ động chuẩn bị cho việc đóng trạng thái, cân đối dần cơ cấu nguồn vốn huy động trước khi thực hiện yêu cầu chấm dứt hẳn huy động vàng từ ngày 25/11 tới, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

“Theo như thông tin phản ánh, các ngân hàng trong nhóm tham gia bình ổn thị trường có hành vi gom và bán ra kiếm lời do được chuyển đổi vàng thành tiền, sau đó chờ giá giảm mua vào trả lại. Nếu biết được giá vàng sẽ giảm sau này, hay như dự báo được giá vàng đầu năm nay 45 - 46 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn 41 - 42 triệu đồng/lượng, để bán ra rồi chờ mua vào trả lại kiếm lời như vậy thì chúng tôi đã giàu rồi. Mà nếu đẩy mạnh gom vàng thì phải tăng lãi suất lên, sao lại giảm liên tục và mạnh cho đến lúc này”, ông Châu lập luận.

Ông Nguyễn Đức Thái Hân, Phó tổng giám đốc ACB, cũng cho rằng hoạt động huy động vàng hiện nay của ACB là bình thường, lãi suất đã giảm mạnh từ tháng 4/2012 đến nay.

Về hoạt động bán vàng ra kiếm lời, ông Hân nhấn mạnh đây là một nghiệp vụ khác hẳn của các ngân hàng trong nhóm tham gia bình ổn (vẫn quen gọi là G5+1), phải được sự cho phép và kiểm soát rất chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước. Các giao dịch mua - bán trong ngày đều phải báo cáo về Ngân hàng Nhà nước, thậm chí báo cáo hàng giờ.

“Việc bán ra hay mua vào thì tùy theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, như trong giai đoạn muốn can thiệp thì Ngân hàng Nhà nước cho phép mình bán vàng ra. Bán phải được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước”, ông Hân cho biết.

Và trước thông tin các ngân hàng gom vàng bán ra kiếm lời, ngoài sự giám sát và cơ chế nghiệp vụ trên, Phó tổng giám đốc ACB lưu ý rằng thị trường hoàn toàn có thể nhận biết có gom, hay bán ra hay không. “Quan sát thị trường trong tình hình như thế này thì hoàn toàn không thấy động tác các ngân hàng bán vàng ra. Thị trường sẽ quan sát thấy điều đó”.

Ngoài ra, theo ông Hân, tinh thần của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là giảm dần trạng thái đã chuyển đổi trước đó. Tức là khi có điều kiện phù hợp, các ngân hàng mua vào để cân đối dần trước thời điểm 25/11/2012, là chiều ngược lại chứ không phải là gom từ huy động vàng rồi bán ra như các thông tin phản ánh.