Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Gánh nợ xấu ngân hàng: Khó kiểm soát in tiền

Thực tiễn ở nhiều nước cho thấy, việc mua bán xử lý nợ xấu luôn gắn với quá trình in tiền.
Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất thành lập công ty mua bán nợ đang khiến dư luận lo ngại và đặt câu hỏi, ai sẽ kiểm soát dòng tiền "đi" qua "cửa" mua nợ xấu.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 

Lỗ, lãi ai chịu?

Việc mở một công ty mua bán nợ để mua nợ xấu NH, đặc biệt là do NHNN đứng ra thành lập và quản lý đối mặt với nhiều rủi ro. Mà tình hình hiện tại cho thấy, khả năng này khá rõ ràng. Bởi trên thực tế, công ty mua bán nợ của nhà nước đã có cả gần chục năm nay, đó là Công ty Mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng (DATC) thuộc Bộ Tài chính ra đời từ 2003 với vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng. DATC có vai trò đứng ra mua lại nợ, tiếp nhận và xử lý tại các DN nhà nước, thậm chí kể cả tư nhân. Nhưng hoạt động của DATC như thế nào trong suốt thời gian qua, không ai biết. Chỉ đến khi công ty này đứng ra mua nợ của Công ty CP thủy sản Bình An, nhiều người mới biết sự tồn tại của nó. Nhưng DATC đã thực hiện bao nhiêu vụ mua bán nợ, các thương vụ mua nợ trước đó được thực hiện thế nào, cơ chế bán nợ ra sao? Không có nhiều thông tin. Với hiệu quả như phân tích trên, khả năng giao cho Bộ Tài chính quản lý công ty mua bán nợ (để giám sát chéo) là rất khó. Và khi không sử dụng công ty mua bán nợ sẵn có của Bộ Tài chính, thì công ty mua bán nợ chỉ "chuyên" về mua nợ xấu NH gần như chắc chắn sẽ do NHNN thành lập và quản lý. Một số ý kiến cho rằng, đây là lựa chọn phù hợp hơn nếu nhìn ở góc độ cân đối nguồn tài chính. Bởi NHNN có nhiều nguồn vốn như từ tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền vượt dự trữ bắt buộc của các NHTM; tiền phát hành tín phiếu, thậm chí là một phần nhỏ từ… in thêm tiền nếu thấy cần thiết.
Nhưng đây chỉ là bề nổi mà ẩn sâu sau đó là rất nhiều rủi ro và hệ lụy. Vì dù sử dụng hay thực hiện kỹ thuật nào để mua nợ, công ty mua bán nợ cũng phải phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của NHNN để cấn trừ nợ. Trong trường hợp có tiền mặt từ ngân sách nhà nước để bỏ ra thành lập công ty, thì phần tiền còn lại để mua nợ phải được lấy từ hoán đổi trái phiếu. Câu hỏi đặt ra là, tiền lãi phát sinh mỗi năm sẽ lấy ở đâu ra để trả. Giả sử 90%/tổng giá trị mua nợ là trái phiếu phát hành với lãi suất 10% thì tiền lãi mỗi năm cũng lên tới 9.000 tỉ đồng (90.000 tỉ đồng x 10%= 9.000 tỉ đồng). Còn nếu 100% là trái phiếu thì số lãi mỗi năm lên tới 10.000 tỉ đồng. Số tiền này lấy từ nguồn nào? Như đã phân tích ở các bài trước, nợ xấu của các NH chủ yếu là bất động sản và chứng khoán.
Với bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới như hiện nay, chắc chắn trong vài năm tới, tài sản mua nợ không dễ bán đi. Nghĩa là thời gian trả lãi sẽ kéo dài, số tiền trả lãi nhiều hơn. Đó là chưa tính đến trường hợp công ty này thua lỗ (nguy cơ rất lớn), NHNN sẽ phải in tiền để tài trợ. Cũng có nghĩa là một lượng tiền sẽ được đẩy vào nền kinh tế, có thể gây lạm phát, gây méo mó chính sách tiền tệ. Gánh chịu hậu quả nhiều nhất trong việc này chính là người dân và DN. Như vậy, đối tượng là mục tiêu để "cứu" của đề xuất này hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân. Quan trọng hơn, cơ quan in tiền lại trực tiếp quản lý, điều hành công ty mua bán nợ và mua lại nợ xấu của chính các NH do mình quản lý, vậy ai sẽ kiểm soát được dòng tiền đi qua cửa này?
Ngân hàng Habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Thành Công Hơn Nhờ Sáp Nhập

Ngân Hàng Habubank


Mặc dù đã gặp không ít những khó khăn, nhưng sau khi sát nhập mọi vần đề của habubank sẽ được khắc phục.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là hiệu quả. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về giả pháp và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách đúng đắn trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên liên quan. 
ngân hàng habubank

Song, nguyên nhân lại chọn SHB và năng lực tài chính của ngân hàng này đến đâu lại là câu hỏi được đa số cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một ngân hàng có tài chính thực sự vững mạnh mới có thể giúp sức được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của nhà băng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên. Bên cạnh dấu hỏi về khả năng tài chính của SHB, có nhiều người còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một ngân hàng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn chú trọng nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.

Thành lập năm 1989, Habubank là một trong những NHTMCP ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian cũng chưa hẳn đã nói lên được điều gì nếu như hình ảnh của một ngân hàng không được tạo dựng trên cơ sở những giá trị bền vững. Với phương châm hành động “Giá trị tích lũy niềm tin”, Habubank đã chọn một lối đi riêng: không ồn ào mà ấn tượng, không nôn nóng mà linh hoạt, không vội vàng mà hiệu quả.
ngân hàng habubank-2

Từ một ngân hàng có số vốn điều lệ ban đầu vẻn vẹn 5 tỷ đồng, 21 năm qua, con số này tăng gấp 600 lần. Đến tháng 12/2009 ngân hàng Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và tháng 8/2010 vừa qua, Habubank đã phát hành thành công 1.050 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để sang năm 2011, khi toàn bộ số lượng trái phiếu này chuyển thành cổ phiếu, vốn điều lệ của Habubank tăng tối thiểu lên 4.050 tỷ đồng. Như vậy, Habubank nằm trong số những NHTM đi đầu trong việc thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu là 3.000 tỷ đồng trong năm 2010.
Nền tảng tài chính vững vàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Habubank thực hiện chiến lược phát triển dựa trên quan điểm cân bằng giữa rủi ro với lợi nhuận nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao và phát triển bền vững. Nhờ vậy, Habubank luôn nằm trong Top 5 NHTMCP có tỷ suất lợi nhuận cao nhất và là một trong số các ngân hàng mang lại hiệu quả đầu tư thành công nhất cho các nhà đầu tư trong chu kỳ 5 năm, 2005-2009. Đây cũng là giai đoạn phát triển đầy bứt phá của Habubank với lợi nhuận sau thuế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 64%/năm. Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, đến hết tháng 10/2010, ngân hàng này đã đạt lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng trong khi kế hoạch lợi nhuận cả năm là 600 tỷ đồng. Có thể coi đây là một kết quả ấn tượng mà Habubank đạt được trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam trong năm nay diễn biến phức tạp và rủi ro hơn với chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh con số lợi nhuận ấn tượng, Habubank cũng nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Habubank là 2,24%, tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 11%. Và mục tiêu Habubank đặt ra cho năm 2011 là kiểm soát chặt tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên mức 9,5%.